Hội thảo “Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam”

Thứ ba - 10/06/2014 13:00. Xem: 189
Ngày 20 tháng 5 năm 2014, Viện Khoa học và Công nghê GTVT đã tổ chức Hội thảo để xin ý góp ý của các chuyên gia cho nội dung kết quả Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu “Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam” 3 giai đoạn từ 2010 – 2014, mã số CC101002 do KS. Đặng Thị Phương Nga làm Chủ nhiệm dự án.  

 Tham dự Hội thảo có Phó Viện trưởng Đỗ Hữu Thắng chủ trì Hội thảo, ThS. Trần Ánh Dương Phó vụ trưởng Vụ Môi trường – Bộ GTVT, các chuyên viên Vụ Môi trường, Công ty tư vấn thiết kế công trình giao thông vận tải, Hội Môi trường Việt Nam... và các cán bộ trong Viện.

Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện của dự án như sau:

Dự án được chia ra thành 03 giai đoạn: giai đoạn 1 nghiên cứu cho khu vực phía Bắc; giai đoạn 2 nghiên cứu cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên; giai đoạn 3 nghiên cứu cho khu vực phía Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho đã cho thấy rõ và khẳng định biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm cho thiên tai ngày càng ác liệt hơn., cường độ bão mạnh xảy ra nhiều hơn, đường đi của bão có xu hướng dịch chuyển về phía Nam, số ngày nắng nhiều hơn, mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn; Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát đã cho thấy đặc trưng của khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên diễn ra phố biến hiện tượng sạt lở, đá lăn các mái taluy âm và dương; còn khu vực phía Nam đặc trưng chủ yếu do nước biển dâng, triều cường gây ngập úng và sạt lở bờ sông mái taluy âm của các tuyến đường chạy ven sông như QL91. Để ứng phó với BĐKH và NBD, ngoài các giải pháp xây dựng những công trình để giảm nhẹ thiên tai, ngăn mặn cần phổ biến kiến thức về BĐKH. Tăng độ che phủ rừng đầu nguồn, trồng cây chắn sóng khu vực cửa sông, ven biển; xây dựng các khu vực tránh thiên tai; Về địa hình: Mở rộng phạm vi khảo sát bình đồ địa hình miền núi sang hai bên của tuyến đường để có thêm đầy đủ những số liệu phục vụ cho việc thiết kế.Về địa chất: Bổ sung các mũi khoan trên tuyến đến độ cao nền đường đào thay hố đào nông như quy định hiện nay. Về cao độ đường đỏ, tĩnh không và lưu lượng thoát nước của công trình vượt sông và dòng chảy: Điều chỉnh tần suất lũ và cao độ mức nước lịch sử đối với cả tuyến đường ven sông và khu vực ven biển; Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, trong đó có sử dụng các loại vật liệu bền vững với biến động thời tiết, chịu đựng được những khắc nghiệt do tai biến thiên nhiên. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho các tuyến quốc lộ nghiên cứu từ đó quản lý và cập nhật về số liệu trên các tuyến đường để có phương án phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất.

 Sau khi nghe nhóm nghiên cứu tóm tắt kết quả thực hiện của dự án, các chuyên gia đã có những ý kiến nhận xét và góp ý cho nội dung của dự án. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung của dự án trước khi trình Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội thảo cấp quốc gia.

Các hình ảnh tại Hội thảo

Lãnh đạo Vụ Môi trường – Bộ GTVT phát biểu chỉ đạo

Nhóm chủ trì dự án báo cáo và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây