Tiếp và làm việc với Công ty Kawakin Core – Tech (Nhật Bản)

Tiếp và làm việc với Công ty Kawakin Core – Tech (Nhật Bản)

  •   26/09/2013 13:00:00
  •   Đã xem: 170
 Ngày 24/09/2013, tại trụ sở chính số 1252 - đường Láng - Đống Đa - Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải đã tiếp và làm việc với đại diện Công ty Kawakin Core-Tech (Nhật Bản).
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2012  “Tiêu chuẩn thử nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị con lắc Anh”  Mã số TC 123039

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2012 “Tiêu chuẩn thử nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị con lắc Anh” Mã số TC 123039

  •   13/11/2012 12:00:00
  •   Đã xem: 201
Ngày 09/11/2012, thực hiện đề cương nghiên cứu được duyệt, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Họp Hội đồng lấy ý kiến chuyên gia nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung “Tiêu chuẩn thử nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị con lắc Anh”, mã số: TC123039 do PGS.TS. Vũ Đức Chính chủ trì biên soạn. Đây là 01 trong số 14 tiêu chuẩn thuộc chương trình nghiên cứu năm 2012 của Viện được Bộ Giao thông vận tải giao triển khai thực hiện.
TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN  VỚI VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG QUỐC GIA (NILIM) CỦA NHẬT BẢN

TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN VỚI VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG QUỐC GIA (NILIM) CỦA NHẬT BẢN

  •   07/11/2012 12:00:00
  •   Đã xem: 183
Thực hiện lộ trình hợp tác nghiên cứu khoa học năm 2012, từ ngày 29/10/2012 đến hết ngày 02/11/2012, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (ITST) tổ chức hội thảo trao đổi chuyên môn khoa học công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải và dự án khôi phục mặt cầu Thăng Long với Viện Quản lý Đất đai và Cơ sở hạ tầng quốc gia (NILIM) của Nhật Bản. NILIM là đối tác chiến lược của Viện trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Từ năm 2010 đến nay, hàng năm hai Viện đều cùng nhau tổ chức hội thảo khoa học trao đổi kiến thức, kinh nghiệm đối với các vấn đề chuyên môn mà hai bên cùng quan tâm. 
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài cấp Bộ năm 2011 “Nghiên cứu vá sửa mặt đường bê tông xi măng đường Hồ Chí Minh bằng vật liệu kết dính sửa chữa gốc Polymer Epoxy 3 thành phần (PEX)”

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài cấp Bộ năm 2011 “Nghiên cứu vá sửa mặt đường bê tông xi măng đường Hồ Chí Minh bằng vật liệu kết dính sửa chữa gốc Polymer Epoxy 3 thành phần (PEX)”

  •   28/10/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 174
  Ngày 25/10/2012, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá cơ sở đề tài “Nghiên cứu vá sửa mặt đường bê tông xi măng đường Hồ Chí Minh bằng vật liệu kết dính sửa chữa gốc Polymer Epoxy 3 thành phần (PEX)” mã số: DT114043 do ThS. Nguyễn Tiến Hiển làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài thuộc chương trình nghiên cứu năm 2011 của Viện được Bộ Giao thông Vận tải giao triển khai thực hiện.
Hội thảo lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện nội dung của 02 tiêu chuẩn: “Tiêu chuẩn thử nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị con lắc Anh” và “Tiêu chuẩn thử nghiệm chùy xuyên động (DCP)”

Hội thảo lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện nội dung của 02 tiêu chuẩn: “Tiêu chuẩn thử nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị con lắc Anh” và “Tiêu chuẩn thử nghiệm chùy xuyên động (DCP)”

  •   21/10/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 166
 Ngày 15/10/2012, thực hiện đề cương nghiên cứu được duyệt, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung của 02 tiêu chuẩn: “Tiêu chuẩn thử nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị con lắc Anh”, mã số: TC123039 do PGS.TS. Vũ Đức Chính làm chủ trì biên soạn và “Tiêu chuẩn thử nghiệm chùy xuyên động (DCP)” mã số TC123038 do ThS. Đặng Minh Hoàng làm chủ trì biên soạn. Đây là 02 trong số 14 tiêu chuẩn thuộc chương trình nghiên cứu năm 2012 của Viện được Bộ Giao thông vận tải giao triển khai thực hiện.
Hội thảo góp ý cho Đề tài “Nghiên cứu chế tạo trụ dẻo làm giải phân cách mềm bằng Elastome sử dụng trong phân luồng giao thông”

Hội thảo góp ý cho Đề tài “Nghiên cứu chế tạo trụ dẻo làm giải phân cách mềm bằng Elastome sử dụng trong phân luồng giao thông”

  •   30/09/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 164
           Ngày 24/9/2012 Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia cho đề tài “Nghiên cứu chế tạo trụ dẻo làm giải phân cách mềm bằng Elastome sử dụng trong phân luồng giao thông” mã số: DT113014 do PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thủy làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được giao nghiên cứu thực hiện từ năm 2011 thuộc chương trình phối hợp giữa Bộ GTVT và Bộ Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực an toàn giao thông phòng chống sụt trượt.  
Nghiệm thu cơ  sở đề tài  “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hạn chế hư hỏng kết cấu bê tông nhựa trên mặt cầu bê tông xi măng”

Nghiệm thu cơ sở đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hạn chế hư hỏng kết cấu bê tông nhựa trên mặt cầu bê tông xi măng”

  •   06/09/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 202
Ngày 05/9/2012, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức cuộc Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hạn chế hư hỏng kết cấu bê tông nhựa trên mặt cầu bê tông xi măng” MS: DT114048  do ThS. Lê Hồng Lượng làm chủ nhiệm đề tài. Tham dự cuộc họp gồm có các thành viên Hội đồng nghiệm thu theo Quyết định số 1045/QĐ-VKHCN ngày 24/8/2012.
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2009-2010 “Nghiên cứu chế độ nhiệt phục vụ tính toán thiết kế kết cấu mặt đường bê tông nhựa trong điều kiện Việt Nam”

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2009-2010 “Nghiên cứu chế độ nhiệt phục vụ tính toán thiết kế kết cấu mặt đường bê tông nhựa trong điều kiện Việt Nam”

  •   30/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 154
 Mặt đường bê tông nhựa hay còn gọi là áo đường là công trình được xây dựng trên nền đường bằng nhiều tầng, lớp vật liệu có độ cứng và cường độ lớn hơn so với đất nền đường để phục vụ cho xe chạy trực tiếp chịu tác dụng phá hoại thường xuyên của các phương tiện giao thông và của các nhân tố thiên nhiên (mưa, gió, sự biến động nhiệt độ). 
Hội thảo đề tài cấp Bộ năm 2011 \\\

Hội thảo đề tài cấp Bộ năm 2011 \\\"Nghiên cứu cơ sở ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá nguy cơ trượt lở đất cho các công trình giao thông vùng miền núi tây bắc\\\"

  •   22/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 170
 Trượt lở đất là dạng tai biến thiên nhiên phổ biến và hết sức nguy hiểm đối với dân cư sinh sống ở các khu vực vùng núi. Hàng năm, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng nhiệt đới như Nam Á: Inđônêxia, Philipin, Thái Lan... luôn xảy ra các vụ trượt lở đất nghiêm trọng, gây ra những tổn thất vô cùng to lớn về người và tài sản. Ở Việt Nam, hàng năm thiên tai do trượt lở đất gây ra ở các vùng núi đã gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2009-2010 Nghiên cứu áp dụng công nghệ và thiết bị mới trong kiểm tra đánh giá và sửa chữa kết cấu dưới công trình cầu ở Việt Nam

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2009-2010 Nghiên cứu áp dụng công nghệ và thiết bị mới trong kiểm tra đánh giá và sửa chữa kết cấu dưới công trình cầu ở Việt Nam

  •   18/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 186
Năm 2008, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được Bộ Giao thông vận tải giao thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu áp dụng công nghệ và thiết bị mới trong kiểm tra đánh giá và sửa chữa kết cấu dưới công trình cầu ở Việt Nam”, MS: DT093011 do PGS.TS. Bùi Đức Chính làm chủ nhiệm đề tài. 
Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2011 về thí nghiệm cáp dự ứng lực

Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2011 về thí nghiệm cáp dự ứng lực

  •   16/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 161
 Năm 2011, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ xây dựng TCVN trong đó có TC “Tao cáp dự ứng lực – Thử nghiệm chùng ứng suất khi kéo” MS: TC113034 do KS. Cao Anh Tuấn là chủ trì biên soạn.
Hội đồng đánh giá cấp cơ sở  02 Tiêu chuẩn năm 2011, mã số TC113031, TC113032

Hội đồng đánh giá cấp cơ sở 02 Tiêu chuẩn năm 2011, mã số TC113031, TC113032

  •   12/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 164
Ở nước ta hiện nay, khi xây dựng các cầu nhịp lớn thường sử dụng gối cầu kiểu chậu. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quốc gia về gối cầu kiểu chậu, nên gây khó khăn cả cơ quan quản lý, tư vấn, thí nghiệm và người sử dụng trong quá trình đánh giá. Vì vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn “Gối cầu kiểu chậu – Yêu cầu kỹ thuật” và “Gối cầu kiểu chậu – Phương pháp thử gối thành phẩm” là rất cần thiết. Năm 2011 Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được Bộ Giao thông vận tải giao cho thực hiện 02 TCVN: 
Hội thảo đề tài Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của việc xây dựng công trình ngầm đến các công trình lân cận trong các đô thị lớn ở Việt Nam

Hội thảo đề tài Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của việc xây dựng công trình ngầm đến các công trình lân cận trong các đô thị lớn ở Việt Nam

  •   06/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 192
 Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh, không gian ngầm đô thị đã được nhiều nước trên thế giới và các nhà chuyên môn, chính quyền nhiều đô thị lớn ở Việt Nam quan tâm. Công trình ngầm là một bộ phận của hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng vai trò quan trọng cho phát triển đô thị hiện đại, bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, đã xuất hiện các sự cố như hư hỏng, sụt lún, nứt gãy… tại một số công trình ngầm (tầng hầm nhà cao tầng, các đường cống thoát nước...). Với mục đích đề xuất các giải pháp hợp lý về phương diện quản lý kỹ thuật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc xây dựng công trình ngầm giao thông đến các công trình lân cận trong đô thị, năm 2011, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được Bộ Giao thông vận tải giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của việc xây dựng công trình ngầm đến các công trình lân cận trong các đô thị lớn ở Việt Nam” MS: DT114051 do ThS. Nguyễn Thái Khanh làm chủ nhiệm. 
Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2012

Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2012

  •   16/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 179
Công nghệ xây dựng trong những năm gần đây có những bước phát triển rất mạnh. Nhiều dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả làm thay đổi diện mạo đất nước, trong đó phải kể đến việc áp dụng công nghệ xây dựng mới góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công và mang lại hiệu quả cao trong xây dựng.
Hội thảo đề tài Nghiên cứu xây dựng yêu cầu kỹ thuật và phạm vi áp dụng thích hợp của các loại sơn sử dụng trong GTVT

Hội thảo đề tài Nghiên cứu xây dựng yêu cầu kỹ thuật và phạm vi áp dụng thích hợp của các loại sơn sử dụng trong GTVT

  •   06/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 161
 Tuổi thọ cũng như độ an toàn của các công trình giao thông phụ thuộc khá nhiều vào sự ăn mòn phá hủy kết cấu công trình thép và bê tông cốt thép. Lớp phủ có tác dụng che chắn và bảo vệ bề mặt thép, bê tông cốt thép, giúp chúng cách ly với môi trường xâm thực, do đó tránh được các tác động xấu của môi trường đến độ bền và tuổi thọ của công trình. Để công tác quản lý chất lượng sơn bảo vệ kết cấu thép đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cần có tiêu chuẩn chỉ dẫn phạm vi áp dụng với quy định yêu cầu kỹ thuật cho sơn bảo vệ kết cấu thép phù hợp với từng loại kết cấu được bảo vệ. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chỉ dẫn phạm vi áp dụng và yêu cầu kỹ thuật cho các loại sơn sử dụng cho công trình GTVT là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp cho các nhà thiết kế lựa chọn được công nghệ sơn phù hợp, đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật cho xây dựng công trình, đặc biệt các nhà quản lý có cơ sở hoạch định được kế hoạch sử dụng và phát triển cho lĩnh vực này. Năm 2011, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được Bộ Giao thông vận tải giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng yêu cầu kỹ thuật và phạm vi áp dụng thích hợp của các loại sơn sử dụng trong GTVT” MS: DT114026 do KS. Nguyễn Xuân Vũ
Hội thảo đề tài Nghiên cứu vá sửa mặt đường BTXM đường Hồ Chí Minh bằng vật liệu kết dính sửa chữa POLYME EPOXY 3 thành phần PEX

Hội thảo đề tài Nghiên cứu vá sửa mặt đường BTXM đường Hồ Chí Minh bằng vật liệu kết dính sửa chữa POLYME EPOXY 3 thành phần PEX

  •   06/08/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 163
 Vật liệu PEX đã được sử dụng trong các công trình cầu bê tông, bê tông cốt thép với các dạng tương ứng để sửa chữa nứt tại Cầu ghép – Thanh Hóa, Cầu Vĩnh Điện – Quảng Nam. Xử lý bong tróc bản mặt cầu bê tông Chương Dương, neo chèn bu long và chèn khe tiếp giáp giữa khe co dãn và mặt cầu bê tông: Cầu Phả Lại, Cầu Bồng Sơn (Bình Định), Cầu Gián Khẩu. Đã được đánh giá tối ưu cho việc sửa chữa thay thế khe co dãn bản mặt cầu, không gây ảnh hưởng ách tắc dòng xe lưu thông.  
Hội thảo đề tài  “Nghiên cứu chế tạo sơn tín hiệu phản quang hệ nước, sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông, thân thiện và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam”

Hội thảo đề tài “Nghiên cứu chế tạo sơn tín hiệu phản quang hệ nước, sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông, thân thiện và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam”

  •   26/07/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 211
 Trong vài thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu và sản xuất các loại sơn thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng như trình độ nhận thức và yêu cầu về chất lượng cuộc sống, hàm lượng quy định tối đa (VOC) ngày càng được giảm thiểu và trong tương lai chắc chắn sẽ tiến tới chỉ được phép sử dụng các loại sơn thân thiện môi trường không chứa dung môi hữu cơ dễ bay hơi. Thực tế cho thấy trên thị trường Việt Nam sử dụng chủ yếu là sơn hệ nhiệt dẻo do các công ty tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Vì vậy, nghiên cứu chế tạo sơn tín hiệu phản quang hệ nước có khả năng phản quang cao trong điều kiện khí hậu ẩm ướt ở Việt Nam và giảm ô nhiễm môi trường là vô cùng cần thiết. Năm 2011, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được Bộ Giao thông vận tải giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo sớn tín hiệu phản quan hệ nước, sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông, thân thiện và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam” MS: DT114024 do KS. Đào Minh Tuệ làm chủ nhiệm. 
HỌP BÀN KẾ HOẠCH HỢP TÁC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM THỬ TẢI CHO CỌC THÉP  VỚI NIPPON STEEL (NHẬT BẢN)

HỌP BÀN KẾ HOẠCH HỢP TÁC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM THỬ TẢI CHO CỌC THÉP VỚI NIPPON STEEL (NHẬT BẢN)

  •   12/06/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 194
Là nhà cung cấp các sản phẩm cọc thép, đặc biệt là cọc ống thép và cọc ván thép dùng trong xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam, Tập đoàn Nippon Steel (Nhật Bản) đã và đang tìm hiểu khả năng áp dụng, phương pháp thiết kế, công nghệ xây dựng nền móng cơ sở hạ tầng trong môi trường đất và nước biển tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, Nippon Steel nhận thấy có sự khác nhau về kết quả tính toán sức chịu tải của cọc theo một số tiêu chuẩn thiết kế cọc đang áp dụng tại Việt Nam.  
HỘI THẢO ĐỀ TÀI  “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA LỚP BÊ TÔNG NHỰA TRÊN MẶT CẦU BÊ TÔNG XI MĂNG”

HỘI THẢO ĐỀ TÀI “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA LỚP BÊ TÔNG NHỰA TRÊN MẶT CẦU BÊ TÔNG XI MĂNG”

  •   22/07/2012 13:00:00
  •   Đã xem: 167
 Hư hỏng lớp bê tông nhựa mặt cầu là tình trạng suy giảm kết cấu bê tông nhựa, làm xuất hiện các biểu hiện hư hỏng quan sát được. Các hư hỏng có thể không dẫn đến giảm năng lực phục vụ ngay lập tức nhưng hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến năng lực phục vụ của mặt đường trong tương lai. Năm 2011, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được Bộ Giao thông vận tải giao thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích, đánh giá nguyên nhân hư hỏng của lớp bê tông nhựa trên mặt cầu bê tông xi măng” MS: DT114048  do ThS. Lê Hồng Lượng làm chủ nhiệm đề tài. 

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây