Các kỹ sư và công nhân đã phải vượt qua những thách thức đặc biệt, do điều kiện địa lý khắc nghiệt tại Tứ Xuyên. Hơn một nửa chiều dài đường cao tốc là hầm và cầu cạn qua những ngọn núi. Hơn nữa, trong 5 năm dự án, kỹ sư và công nhân đã phải vượt qua các độc hại địa chất như khí, phun nước, những đứt gãy địa chất và nổ phá đá.
Các đường hầm xoắn ốc kép Ganhaizi và Tie Haizi là lần đầu tiên trên thế giới về loại hình này với bán kính nhỏ. Đường hầm Nibashan là đường hầm sâu lớn nhất ở Trung Quốc, với độ sâu 1.650 m và dài 9.962 m trên tuyến bên trái và 10.007 m trên tuyến bên phải. Đường hầm này đã rút ngắn từ vài giờ xe chạy quanh núi và qua các thung lũng xuống chỉ còn 10 phút.
Đường cao tốc cũng cải thiện sự đi lại của Tứ Xuyên tới Nam và Bắc Trung Quốc, một đường xe chạy đẹp như tranh giữa thiên nhiên, là một điểm thu hút khách du lịch. Cao tốc Yaxi kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp hàng triệu người Tây Tạng, người Hán, người Yi và Hui thoát nghèo bằng cách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương bền vững ở miền Tây Tứ Xuyên, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.
Trần Mạnh Khải
Nguồn: http://en.chinabridge.org.cn/KEY_PROJECTS/2016/0118/455.html
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện