Hội thảo khoa học góp ý cho đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ 2022-2023 “Nghiên cứu các phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm theo mô hình hệ đàn hồi nhiều lớp của Viện Asphalt (AI) và đề xuất áp dụng ở Việt Nam”, Mã số DT223001, CNĐT: TS. Bùi Ngọc H

Chủ nhật - 21/05/2023 13:00. Xem: 373
 Ngày 18/5/2023, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo khoa học góp ý cho đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ 2022-2023 “Nghiên cứu các phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm theo mô hình hệ đàn hồi nhiều lớp của Viện Asphalt (AI) và đề xuất áp dụng ở Việt Nam”, Mã số DT223001 do TS. Bùi Ngọc Hưng làm chủ nhiệm đề tài.
Hội thảo khoa học góp ý cho đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ 2022-2023 “Nghiên cứu các phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm theo mô hình hệ đàn hồi nhiều lớp của Viện Asphalt (AI) và đề xuất áp dụng ở Việt Nam”, Mã số DT223001, CNĐT: TS. Bùi Ngọc H

 Phương pháp thiết kế mặt đường mềm theo tiêu chuẩn 22TCN-211-06 của Việt Nam là phương pháp lý thuyết - thực nghiệm dựa trên kết quả bài toán bán không gian vô hạn đàn hồi nhiều lớp theo mô hình Burmister. Phương pháp này sau hơn 15 năm áp dụng vào thực tiễn, đã được nghiên cứu, xem xét để cập nhật, bổ sung và ban hành thành tiêu chuẩn TCCS 38:2022/TCĐBVN. Tương tự, phương pháp thiết kế kết cấu mặt đường theo 22 TCN 274-01 được biên soạn dựa trên phương pháp thiết kế mặt đường mềm theo mô hình dữ liệu thực nghiệm của AASHTO. Sau hơn 20 năm ban hành và thực tế áp dụng, cũng đã được nghiên cứu, xem xét để cập nhật, bổ sung và ban hành thành tiêu chuẩn TCCS 37:2022/TCĐBVN phù hợp hơn.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm của Viện Asphalt (AI) là loại phương pháp Cơ học thực nghiệm đang được nhiều nước sử dụng làm tiêu chuẩn chính thức: Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, một số bang nước Mỹ. Đây là phương pháp  Cơ học thực nghiệm, nhưng đơn giản, dễ áp dụng hơn so với phương pháp Cơ học thực nghiệm (M-EPDG) của Mỹ hiện nay. Tại Ấn Độ đã áp dụng, phát triển từ phương pháp thiết kế của AI để ban hành thành tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm của Ấn Độ. Phương pháp này cùng với các thiết bị thí nghiệm cơ bản đều sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ (ASTM hoặc AASHTO), điều này cũng khá thuận lợi và phù hợp cho việc tiếp tục hoàn thiện theo hướng áp dụng phương pháp Cơ học thực nghiệm (M-EPDG) của Mỹ tại Việt Nam  hiện nay.

      

Nội dung và kết quả nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm của Viện Asphalt/AI; Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện Việt Nam; Phân tích các điều kiện khí hậu; Phân tích các tiêu chuẩn thí nghiệm thông số nền đất, vật liệu; Tổng hợp các trang thiết bị máy móc phục vụ biên soạn dự thảo tiêu chuẩn; Nghiên cứu so sánh các phần mềm tính toán kết cấu mặt đường hiện có và khả năng sử dụng ở Việt Nam. Trong đó các phần mềm nước ngoài lựa chọn đều không đề cập đến bản quyền, có thể sử dụng cá nhân miễn phí. Phần mềm tại Việt Nam hiện có chỉ sử dụng để đối chứng chứ không phải là sản phẩm của đề tài, nhằm so sánh các giá trị ứng suất, biến dạng từ các phần mềm với số liệu đầu vào như nhau; Tình toán thử nghiệm thiết kế kết cấu áo đường, so sánh với các phương pháp đang sử dụng; Phân tích, đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất lộ trình thực hiện; Xây dựng dự thảo hướng dẫn thiết kế kết cấu áo đường mềm theo phương pháp của Viện Asphalt.

Tại hội thảo, nhóm thực hiện đề tài đã tiếp thu các ý kiến của các thành viên tham dự để tiếp tục hoàn thiện nội dung đề tài.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây