Hội thảo quốc tế ITST – JPCI lần 8 về “Công nghệ thi công và bảo trì cho kết cấu thép, kết cấu bê tông dự ứng lực cho cầu đường sắt tốc độ cao”

Thứ sáu - 03/11/2023 02:04. Xem: 710
Những năm vừa qua hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đã được Viện Khoa học và Công nghệ GTVT chú trọng và nhận định là phương thức chính để tiếp cận và học hỏi kĩ thuật phát triển, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới của các nước phát triển trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Những năm vừa qua hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đã được Viện Khoa học và Công nghệ GTVT chú trọng và nhận định là phương thức chính để tiếp cận và học hỏi kĩ thuật phát triển, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới của các nước phát triển trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. 
      Được sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã xây dựng quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ với Viện Bê tông dự ứng lực Nhật Bản (JPCI) từ năm 2008. Hai bên đã và đang triển khai nhiều hoạt động trao đổi, chia sẻ về kĩ thuật và công nghệ liên quan tới xây dựng và bảo trì công trình giao thông vận tải và đạt được những kết quả nhất định, những kết quả đó đã góp phần vào hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì các công trình của Ngành GTVT và đất nước. Trên cơ sở biên bản thảo thuận trao đổi kỹ thuật giữa Viện và JPCI,. Nằm trong chương trình hợp tác đã kí kết, hội thảo quốc tế ITST – JPCI lần 8 với chủ đề “Công nghệ thi công và bảo trì cho kết cấu thép, kết cấu bê tông dự ứng lực cho cầu đường sắt tốc độ cao” đã được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh trong ngày 18/10/2023.

Tới dự hội thảo gồm có:
-  Phía Nhật Bản: có 11 chuyên gia, các nhà khoa học đến từ JPCI, các trường đại học, công ty hoạt động trong lĩnh vực cầu, kết cấu bê tông dự ứng lực, kết cấu thép như: Đại học Saitama, Công ty Yachiyo Engineering, Tập đoàn Kajima, Công ty TNHH Công nghiệp điện Sumitomo, Công ty TNHH đường cao tốc Nhật Bản, Công ty TNHH Belko Wire, Công ty xây dựng Sumitomo Mitsui... Trưởng đoàn phía Nhật Bản là Giáo sư Hiroshi Mutsuyoshi, Đại học Saitama, Viện trưởng Viện JPCI.
- Phía Việt Nam: có 50 chuyên gia, các nhà khoa học tham dự gồm: PGS. TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN – Bộ GTVT; Lãnh đạo, các cán bộ, chuyên viên của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh; Lãnh đạo Viện, các cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, cán bộ quản lý của Viện; Hội Cầu đưởng – Cảng TP. Hồ Chí Minh; Ban Quản lý dự án 7; Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh; Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Sư tử biển ...
 
2(89)

Chủ đề của hội thảo được lựa chọn trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng chỉ đạo tập trung nghiên cứu phát triển đường sắt tốc độ cao để tạo động lực đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn, trong tháng 10 này Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1143/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Thực hiện quan điểm về việc chủ động đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt tại kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia, trong đó có giải pháp tăng cường, đa dạng hoá liên kết, hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt, đặc biệt là công nghệ đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao chủ đề hội thảo này, bởi hiện nay Việt Nam đang tập trung phát triển đột phá về lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. Liên quan đến công nghệ kết cấu thép, bê tông dự ứng lực, thời gian dài qua, chúng ta cũng đã có những nghiên cứu, đề xuất giải pháp để các công trình giao thông đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng và giá thành phù hợp với xu hướng khoa học công nghệ tiến bộ".
Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết, theo kết luận của Bộ Chính trị, đến năm 2035, TP. HCM sẽ hoàn thiện một số tuyến đường sắt đô thị chủ lực nên đặt ra yêu cầu rất lớn về xây dựng, bảo trì, vận hành đường sắt đô thị gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhật Bản là nước đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật để phát triển hạ tầng giao thông. Những năm qua, các nhà thầu, tư vấn Nhật Bản đã hỗ trợ và phối hợp với TP. HCM triển khai xây dựng những công trình giao thông trọng điểm như: Đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)…
"Thông qua hội thảo này, tôi tin chắc chúng ta sẽ gặt hái được nhiều kết quả hữu ích trong việc quản lý, triển khai xây dựng và bảo trì kết cấu thép, kết cấu bê tông dự ứng lực cho các dự án đường sắt đô thị tốc độ cao", ông Lâm nói.
Tại Hội thảo, JPCI và ITST có 9 bài báo khoa học, nhằm giới thiệu, tổng kết, đánh giá về công tác thiết kế, xây dựng và bảo trì kết cấu thép, kết cấu bê tông dự ứng lực cho cầu đường sắt tại Việt Nam và Nhật Bản.
 
3(58)
Hội thảo lần này là cơ hội tốt để cho các nhà khoa học, các kỹ sư và cán bộ quản lý trong ngành GTVT của Việt Nam cùng với các chuyên gia của JPCI trao đổi, thảo luận những công nghệ mới, giải pháp mới, vật liệu mới cho kết cấu cầu đường sắt. Hội thảo cũng là cơ hội để đội ngũ kỹ sư cầu Việt Nam cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực, kinh nghiệm để tiến tới làm chủ công nghệ trong thiết kế, thi công xây dựng, bảo trì của kết cấu công trình cầu trên các tuyến đường sắt tốc độ cao.
4(41)

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây