Để hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng, Bộ GTVT chấp thuận về nguyên tắc các nội dung điều chỉnh thiết kế đào thay đất dưới đáy kết cấu áo đường đoạn Km22+000 - Km22+140 (trái tuyến) và đoạn Km22+000 - Km22+080 (phải tuyến) thuộc gói thầu số 4 do VEC đã để cho Nhà thầu triển khai thực hiện. VEC chịu trách nhiệm trước Bộ GTVT và trước Pháp luật về sự hợp lý của giải pháp xử lý, chất lượng và khối lượng xử lý đào thay đất dưới đáy kết cấu áo đường các đoạn tuyến nêu trên; đồng thời, rút kinh nghiệm cho các nội dung công việc tiếp theo.
Đối với gói thầu số A1, Bộ GTVT đồng ý về chủ trương theo đề nghị của VEC, cho phép bổ sung cống tròn BTCT đường kính D1500 tại Km0+325 (theo lý trình mương) thuộc mương cải trạm dịch vụ.
Đối với gói thầu A4, Bộ GTVT chấp thuận về chủ trương theo đề nghị của VEC, cho phép điều chỉnh thiết kế cống Km67+447,45 trên đường ngang PKA4-CR-V1a (đường cải TL622, giao cắt đường cao tốc tại Km112+120) từ cống hộp khẩu độ BxH = (2x2)m thành tận dụng và nối dài cống tròn BTCT đường kính D1500.
Điều chỉnh thiết kế đường dẫn lên cầu FO14, bao gồm các nội dung: bỏ đoạn tuyến PKG4-CR-AH-5, thay vào đó là bổ sung đoạn tuyến mới với quy mô tương tự quy mô tuyến PKG4-CR-AH-5 theo TKKT được duyệt, điểm đầu tại vị trí cuối đường nên cầu, điểm cuối kết nối với ĐH20; bổ sung cống thoát nước tại Km0+080 của nhánh PKG4-CR-AH-4 và tại Km0+114,36 của nhánh PKG4-CR-AH-5 mới bổ sung; điều chỉnh tim tuyến đoạn PKG4-CR-C-6 đi ven theo đường PKG4-CR-AH-4 và kết nối với hiện trạng.
Bổ sung đường dân sinh phía phải tuyến các đoạn Km117+980 - Km118+050, Km123+260 - Km123+700, Km124+400 - Km124+700 với quy mô đường cấp C (Bmặt = 2,0m, Bnền = 3,0m, kết cấu mặt đường bằng BTXM) và rãnh dọc loại CF-400 chạy dọc đường dân sinh tại vị trí khoảng giữa đường dân sinh và đường cao tốc; bổ sung cống D800 tại Km0+226,41 trên đoạn Km124+400 - Km124+700 để thoát nước từ cống chính tuyến; Bổ sung cống hộp khẩu độ BxH = (0,75 x 0,75)m trên đường ngang PKA4-CR-A-9 thay thế công cũ cùng khẩu độ đã hư hỏng.
Bổ sung hệ thống thoát nước khu vực đường ngang PKA4-CR-A-12 (Km122+250 chính tuyến), bao gồm các nội dung: Bổ sung rãnh loại CF-400 từ Km122+080 - Km122+260 kết nối với rãnh đã được thiết kế; Bổ sung cống hộp khẩu độ BxH= (0,75x0,75)m tại Km0+068 trên đường ngang PKA4-CR-A-12.
Về việc điều chỉnh thiết kế mái dốc ta luy nền đường đào đá đoạn Km111+100 - Km111+800, Bộ GTVT chấp thuận về nguyên tắc theo đề nghị của VEC về việc điều chỉnh thiết kế mái dốc ta luy nền đường đào đá đoạn Km111+100 - Km111+800 và không áp dụng biện pháp gia cố mái ta luy đối với đoạn tuyến này. Yêu cầu VEC căn cứ Cơ chế quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư được Bộ GTVT ban hành tại Quyết định số 628/QĐ-BGTVT ngày 13/02/2015 tiếp tục xem xét, quyết định điều chỉnh thiết kế mái dốc ta luy đào đá đoạn Km111+100 - Km111+800 và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định tương tự như đã quyết định tại đoạn Km112+155 - Km112+780.
Về việc điều chỉnh kết cấu áo đường đoạn Km111+100 - Km111+800 và đoạn Km112+155 - Km112+780, Bộ GTVT chấp thuận về nguyên tắc theo đề nghị của VEC, cho phép điều chỉnh kết cấu áo đường đoạn Km111+100 - Km111+800 và đoạn Km112+155 - Km112+780 với kết cấu điều chỉnh tối đa bằng kết cấu áp dụng cho nền đào đất (gồm: 36cm CPĐD loại II + 30cm CPĐD loại I + 10cm ATB + 7cm BTN hạt trung + 5cm BTN hạt mịn + 3cm BTN tạo nhám ).Yêu cầu VEC chỉ đạo Nhà thầu, Tư vấn trước mắt tiến hành thi công và hoàn thiện lớp bù vênh trên cùng của nền đường đào đá tại ít nhất một đoạn tuyến (khoảng 100m) để thí điểm xác định mô đun đàn hồi E0 của đỉnh nền đường (có sự chứng kiến của Cục QLXD & CL CTGT) làm cơ sở tính toán, lựa chọn kết cấu cho phù hợp; đồng thời nghiên cứu thêm phương án điều chỉnh thiết kế trắc dọc theo hướng nâng cao độ đường đỏ nhằm giảm thiểu khối lượng đào khuôn đường phát sinh do thay đổi kết cấu tại các đoạn tuyến nêu trên (nếu cần thiết) trên cơ sở so sánh các mặt về kinh tế, kỹ thuật để lựa chọn.
Về việc bổ sung giải pháp thiết kế xử lý nước ngầm tại đoạn Km111+100 - Km111+800 và đoạn Km112+155 - Km112+780, về nguyên tắc, việc bổ sung giải pháp xử lý nước ngầm tại các đoạn tuyến Km111+100 - Km111+800 và đoạn Km112+155 - Km112+780 là cần thiết. Để đảm bảo an toàn, bền vững cho công trình, Bộ GTVT chấp thuận về nguyên tắc đề xuất của VEC, cho phép bổ sung giải pháp xử lý nước ngầm tại đoạn Km111+100 - Km111+800 và đoạn Km112+155 - Km112+780.
Bộ yêu cầu VEC chỉ đạo Tư vấn xác định cụ thể các vị trí xuất hiện nước ngầm (trên toàn bộ các đoạn tuyến nêu trên hay chỉ xuất hiện cục bộ tại một số vị trí thuộc các đoạn tuyến này); bổ sung các thí nghiệm địa chất cần thiết để xác định lưu lượng nước ngầm làm cơ sở lựa chọn kích rãnh thấm, ống thu nước, thước rãnh và cách bố trí rãnh xương cá,… cho phù hợp; Nghiên cứu, bổ sung tường chắn không thấm nước chạy dọc theo rãnh ngầm phía ta luy dương tại các đoạn tuyến nêu trên tuân thủ quy định tại Mục 9.7.5 của Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.
Kinh phí phát sinh do việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung công việc nêu tại mục 1, 2 và 3 ở trên được lấy từ nguồn dự phòng phí của các gói thầu xây lắp tương ứng.
Ngoài ra, Bộ yêu cầu VEC có trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Bộ GTVT nêu trên và các đề nghị của Cục QLXD & CL CTGT tại văn bản số 3584/CQLXD-ĐB2 ngày 05/12/2016; Hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành và hướng dẫn của nhà tài trợ; căn cứ cơ chế quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư được Bộ GTVT ban hành tại Quyết định số 628/QĐ-BGTVT ngày 13/02/2015, văn bản số 1533/BGTVT-CQLXD ngày 04/02/2016 của Bộ GTVT triển khai các nội dung công việc tiếp theo đảm bảo tiến độ dự án.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện