Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài năm 2014 “Nghiên cứu công nghệ cọc hỗn hợp sử dụng trong gia cố và xây dựng công trình trên nền đất yếu”, mã số: DT144009

Chủ nhật - 01/02/2015 12:00. Xem: 129
Phương pháp gia cố nền đất yếu sử dụng trụ đất xi măng đã được áp dụng khá phổ biến ở nước ta trong nhiều dự án trên toàn quốc. Để phát huy hết ưu điểm trụ đất xi măng và tăng sức chịu tải, trên thế giới (đi đầu là Nhật Bản) đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ cọc có lõi cứng làm móng cọc trong nền đất yếu và đã đạt được nhiều thành công. Tại Việt Nam, công nghệ này bắt đầu được áp dụng với sự trợ giúp của các công ty Nhật Bản, tuy nhiên chưa có nghiên cứu, đánh giá công nghệ này để áp dụng phù hợp trên cơ sở trang thiết bị sẵn có trong nước. 

Để giúp các nhà thiết kế và thi công ở Việt nam làm chủ một công nghệ xây dựng móng cọc trên nền đất yếu bằng thiết bị sẵn có và hoàn toàn không phụ thuộc vào nước ngoài, đồng thời cần có một tiêu chuẩn thiết kế thi công và nghiệm thu cọc có lõi cứng (cọc hỗn hợp) trong gia cố và xây dựng công trình trên nền đất yếu trong điều kiện Việt Nam. Từ thực tiễn trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đăng ký và được Bộ GTVT giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài năm 2014 “Nghiên cứu công nghệ cọc hỗn hợp sử dụng trong gia cố và xây dựng công trình trên nền đất yếu”, mã số: DT144009 do PGS.TS. Nguyễn Hữu Đẩu làm chủ nhiệm đề tài. 

Ngày 29/1/2015, tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài nêu trên.

 

TS. Đỗ Hữu Thắng – Phó Viện trưởng, chủ tịch Hội đồng đánh giá cấp cơ sở chủ trì buổi họp cùng các thành viên Hội đồng theo Quyết định số 138/QĐ-VKHCN ngày 20 tháng 1 năm 2015 của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.

Tại buổi họp, PGS.TS. Nguyễn Hữu Đẩu đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu với các nội dung sau: 1- Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và ứng dụng cọc xi măng đất và cọc xi măng đất có lõi cứng (cọc hỗn hợp) trên thế giới và trong nước; 2- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết thiết kế và tính toán cọc hỗn hợp; 3- Nghiên cứu công nghệ thi công cọc hỗn hợp trong điều kiện Việt Nam; 4- Nghiên cứu khả năng ứng dụng cọc hỗn hợp trong xây dựng công trình trên đất yếu ở Việt Nam; 5- Nghiên cứu sự làm việc của cọc hỗn hợp tại hiện trường, kết luận và kiến nghị.

Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tính toán thiết kế và công nghệ thi công của nước ngoài. – Nghiên cứu tình hình ứng dụng cọc đất xi măng trong gia cố và xây dựng công trình trên nền đất yếu ở Việt Nam. – Đưa ra các giải pháp kết cấu và phương pháp tính toán cọc hỗn hợp và công nghệ thi công cọc hỗn hợp trong điều kiện Việt Nam. – Chế tạo và thử nghiệm cọc hỗn hợp tại hiện trường.- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn thiết kế và thi công nghiệm thu cọc hỗn hợp trong gia cố và xây dựng công trình trên nền đất yếu trong điều kiện Việt Nam.

Với những kết quả đã đạt được, Hội đồng đánh giá đề tài đã hoàn thành đề cương được duyệt.  Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm đề tài tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung theo các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, để sớm hoàn thiện để nghiệm thu cấp cao hơn. 

 

Một số hình ảnh cuộc họp

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây