Viện Khoa học và Công nghệ GTVT với những dấu ấn tích cực

Thứ ba - 20/01/2015 12:00. Xem: 108
Năm 2014, ngành GTVT tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đối với Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, đây là năm kết thúc quá trình chuyển đổi để chuẩn bị bước sang năm 2015 thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, bám sát sự chỉ đạo quyết liệt của Ban cán sự, của Đảng ủy và lãnh đạo Bộ GTVT, tập thể lãnh đạo và cán bộ CNVC Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ Bộ GTVT giao và kế hoạch của Viện đã đề ra.

 

91

Cầu treo Bản Diềm, Nghệ An do Viện KH&CN GTVT thực hiện TVGS

Nghiên cứu giải pháp khắc phục hiện tượng hằn lún vệt bánh xe

Năm qua, Viện đã chủ động triển khai công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình, đánh giá chất lượng mặt đường và xác định nguyên nhân gây hư hỏng tại các đoạn tuyến trên QL1 thuộc Dự án nâng cấp mở rộng QL1; Dự án QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên;... Từ các kết quả báo cáo công tác kiểm định, Viện đã cung cấp cho các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế các số liệu phản ánh thực trạng cường độ mặt đường các đoạn qua khu đông dân cư và các đoạn mặt đường hiện hữu còn tốt để điều chỉnh các giải pháp thiết kế phù hợp nhằm giảm chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, kiểm định đánh giá nguyên nhân hư hỏng và nghiên cứu lựa chọn kết cấu áo đường mềm, khuyến nghị trong công tác thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa nhằm khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe: Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu giải pháp khắc phục hiện tượng hằn lún vệt bánh xe và đã tích cực, chủ động phối hợp với các đối tác để triển khai các nhiệm vụ Bộ GTVT giao liên quan đến công tác nghiên cứu xác định nguyên nhân hằn lún vệt bánh xe.

Một số kết quả đạt được trong năm 2014

Sản lượng dịch vụ tư vấn của toàn Viện tăng trưởng 19%, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng 12%, nộp ngân sách Nhà nước tăng trưởng 16%; Công tác thí nghiệm kiểm định của Viện đạt 50% giá trị sản lượng; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho Viện, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực KHCN ngành GTVT; Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm (đã xây dựng và ban hành hệ thống gồm 12 quy trình quản lý triển khai các loại hình dịch vụ KHCN của Viện; sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới 6 Quy chế nội bộ. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chất lượng công trình của ngành GTVT); Phòng thí nghiệm môi trường của Viện được cấp VILAS, đạt chuẩn ISO IEC 17025 (Đây là phòng thí nghiệm môi trường đầu tiên của ngành GTVT được cấp VILAS); Là năm đầu tiên phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ II của Viện đi vào hoạt động ổn định...

Tính đến hết tháng 12/2014, Viện đã tổng hợp và trình Bộ GTVT nhiều báo cáo liên quan đến nội dung này với các kết quả chủ yếu như sau: Quy định kỹ thuật tạm thời về phương pháp thử độ sâu vệt hằn bánh xe của bê tông nhựa xác định bằng thiết bị Wheel Tracking; Hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nhằm tăng cường quản lý chất lượng thiết kế và thi công mặt đường bê tông nhựa nóng đối với các tuyến đường ô tô có quy mô giao thông lớn; Thông tư số 27/2014/TT-BGTVT ngày 28/7/2014 về “Quản lý chất lượng nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông”; Đề cương tổng quát và kết quả kiểm định chất lượng trong quá trình thi công các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa- Cần Thơ, các dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, QL5…

Liên quan đến việc triển khai đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh tại 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, trước yêu cầu cấp bách của ngành GTVT, Viện đã thành lập Ban chỉ đạo của Viện để tổ chức triển khai thực hiện, đến nay đã hoàn thành công tác khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật của 27/39 cầu, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật của 61/149 cầu treo, đã bố trí nhân sự tư vấn giám sát (TVGS) và thí nghiệm của 93/186 cầu và Tập huấn thiết kế, TVGS cầu treo dân sinh tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam... Viện quyết tâm phấn đấu cùng với các đơn vị có liên quan hoàn thành đưa vào khai thác 86 cầu trước Tết Nguyên đán năm 2015.

Năm qua, Viện đã thẩm tra 16/16 cầu trên QL14; Khảo sát, kiểm định 19/50 cầu (đang tiến hành khảo sát thiết kế 31 cầu còn lại) và thiết kế 9/9 cầu trên QL1. Đồng thời, chủ động lập báo cáo tổng kết công nghệ đánh giá gia cường các cầu cũ báo cáo Bộ GTVT, đề xuất giải pháp và tổ chức ba đợt tập huấn tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh về thiết kế xử lý tăng cường các dầm cầu cũ trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua các tỉnh Tây Nguyên.

Dấu ấn của năm 2014 còn phải kể đến một loạt kết quả như: Nghiên cứu đánh giá và tổng kết công nghệ tái sinh nguội mặt đường bê tông nhựa tại hiện trường; Nghiên cứu công nghệ tái chế nóng mặt đường bê tông nhựa tại hiện trường; Nghiên cứu xây dựng các quy định về thiết kế phân kỳ đầu tư và tổ chức giao thông đường cao tốc; Nghiên cứu xây dựng qui định về bố trí, lắp đặt hệ thống biển báo hiệu trên đường cao tốc...

92

Thí nghiệm khả năng chịu lực của hệ neo tăng đơ cáp cho Dự án 186 cầu treo dân sinh

Nâng cao chất lượng quản lý công trình

Viện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng loạt nhiều giải pháp, trong đó giải pháp then chốt là tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN vào các hoạt động cụ thể của từng dự án. Đã tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo chủ đề gắn liền với các hoạt động của ngành và liên quan trực tiếp đến các hoạt động của Viện nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng GTVT; Chủ trì xây dựng và trình Bộ GTVT ban hành hướng dẫn về mẫu hồ sơ nghiệm thu và quy trình, thủ tục nghiệm thu hoàn công công trình, nghiệm thu thanh toán để thống nhất trong hệ thống quản lý chất lượng nói chung và công tác TVGS nói riêng đối với dự án xây dựng mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14).

Đối với hoạt động TVGS, đã tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ TVGS của Viện về những vấn đề kỹ thuật chuyên môn phức tạp như: Vấn đề xử lý lún đường đầu cầu; vấn đề về quy trình giám sát tại phòng thí nghiệm; về giám sát quy trình thiết kế, sản xuất, thi công các lớp BTN; về thiết kế, TVGS cầu treo dân sinh; về thiết kế sửa chữa tăng cường cầu yếu... để kỹ sư TVGS luôn ở thế chủ động, sẵn sàng xử lý những tình huống phát sinh trong thực tế triển khai; Chủ động xây dựng kế hoạch về nhân sự tham gia TVGS trên cơ sở nguồn nhân sự tại Viện.

Ngoài ra, Viện đã ứng dụng các chương trình phần mềm để quản lý hồ sơ, tài liệu dự án, chuyển đổi và lưu trữ thông tin tại các dự án, văn phòng TVGS. Viện xây dựng thư viện thông tin về những vấn đề kỹ thuật phức tạp, tính mới của những dự án đã triển khai để vận dụng xử lý đối với những vấn đề tương tự phát sinh tại công trình, dự án triển khai về sau. Đồng thời, phối hợp với Cục QLXD và Trung tâm CNTT xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TVGS, kể cả nhà thầu và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để các chủ đầu tư căn cứ kiểm tra thông tin và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp thực hiện công tác TVGS. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường và các văn phòng TVGS trong quá trình triển khai nhằm phát hiện, ngăn ngừa cũng như kịp thời xử lý các vi phạm về chất lượng, tiến độ.

Nguồn: baogiaothong.vn

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây