Tin Hội thảo “Giới thiệu công nghệ và báo cáo kết quả thử nghiệm bước đầu Nhựa đường cao su hóa – RA (Rubberized Asphalt) chống HLVBX tại Việt Nam”

Thứ ba - 15/12/2015 12:00. Xem: 172
 Ngày 16/12/2015, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT tổ chức Hội thảo “Giới thiệu công nghệ và báo cáo kết quả thử nghiệm bước đầu Nhựa đường cao su hóa – RA (Rubberized Asphalt) chống hằn lún vệt bánh xe tại Việt Nam”.

Tới dự hội thảo, có đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải; PGS. TS. Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; Lãnh đạo Công ty cổ phần Công nghệ OTP FLC Việt Nam – đơn vị tài trợ về giải pháp công nghệ, đông đảo các chuyên gia, kĩ sư, kĩ thuật viên của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, OTP FLC Việt Nam, các trường đại học, đơn vị quản lý, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp, cung ứng vật liệu.    

Tại hội thảo, đại diện OTP FLC Việt Nam đã có bài giới thiệu về ứng dụng vật liệu nhựa đường cao su hóa – RA (Rubberized Asphalt) trong xây dựng mặt đường bê tông nhựa.

RA là công nghệ sử dụng bột cao su tái chế từ lốp xe thải kết hợp với nhựa đường thông thường tạo ra hỗn hợp nhựa đường cao su hoá, sử dụng cho hỗn hợp bê tông nhựa nóng (BTNN). RA đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây với ưu điểm cải thiện khả năng chống lún, nứt mặt đường; giảm hiện tượng ôxy hóa nhựa đường; tăng tuổi thọ mặt đường cũng như giảm ô nhiễm môi trường. RA có thể áp dụng làm lớp BTN cấp phối chặt, BTN cấp phối gián đoạn; BTN rỗng tạo nhám; lớp trung gian hấp thụ ứng suất. Tỷ lệ bột cao su sử dụng thay đổi tùy theo yêu cầu kỹ thuật, phụ thuộc vào loại cấp phối thiết kế và kích thước bột/hạt cao su, thông thường từ 10% đến 25% khối lượng nhựa đường.

Tháng 4/2015, được sự cho phép của Bộ Giao thông vận tải, OTP FLC Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ GTVT thực hiện đoạn thử nghiệm từ Km164+150 -:- Km164+450 (phải tuyến - làn xe tải) trên mặt cầu Thanh Trì.

Sau thời gian thi công và đánh giá thử nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy BTNRA có chất lượng tốt hơn BTN thông thường, xấp xỉ BTN sử dụng nhựa polymer (BTNP). Sáu tháng sau thi công, mặt đường BTNRA cũng xuất hiện hiện tượng HLVBX (mức độ tương đương BTNP, nhỏ hơn nhiều so với BTNC). Do vậy, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép áp dụng trên quy mô rộng hơn để tiếp tục theo dõi đánh giá và hoàn thiện công nghệ trên cơ sở chỉ dẫn kĩ thuật tạm thời.  

 

 

 Một số hình ảnh Hội thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Một số hình ảnh quá trình thi công và đánh giá thử nghiệm

 

 

 

 

Cào bóc lớp BTN cũ trên mặt cầu

 

Thảm BTNRA

Mặt đường BTNRA12.5 sau 3 tháng khai thác

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây