Hội thảo Đề tài “Nghiên cứu công nghệ thi công và xây dựng phương pháp tính toán sức chịu tải cọc hỗn hợp trong đất yếu trên cơ sở thí nghiệm hiện trường và tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn

Thứ tư - 14/03/2018 13:00. Xem: 134
Cọc đất xi măng (ĐXM) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để cải thiện các đặc trưng xây dựng công trình trên nền đất yếu. Cọc ĐXM rất hiệu quả cho việc giảm độ lún khi chịu tải của khối đắp nhưng các cọc này có cường độ và độ cứng thấp và dẫn đến sức chịu tải thấp và độ lún lớn, không phù hợp cho các công trình có tải trọng thiết kế trung bình và cao. Do đó một kết cấu hỗn hợp mới của ĐXM có lõi PHC bằng thép ống hay cọc ống bê tông ứng suất trước đúc ly tâm đã được đưa vào ứng dụng. Đó là cọc hỗn hợp sử dụng lõi cứng PHC. Lõi cứng PHC có cường độ và độ cứng cao hơn dùng để chịu ứng suất nén trên thân cọc và chịu hầu hết tải trọng công trình sau đó truyền dần dần lên ĐXM. 

 Nhu cầu xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trong các khu dân cư và đô thị lớn ở trong nước phát triển rất nhanh, rất cần thiết phải tìm các giải pháp kết cấu nền móng kinh tế và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng dân cư.

Giải pháp cọc hỗn hợp cần được nghiên cứu hoàn thiện với mục đích đảm bảo ứng dụng hiệu quả và phù hợp với điều kiện nền đất yếu có xen kẹp các lớp địa chất tốt và điều kiện công nghệ của Việt nam, không bị lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài để giảm chi phí đầu tư.

Với lý do này, Bộ GTVT đã giao cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đề tài “Nghiên cứu công nghệ thi công và xây dựng phương pháp tính toán sức chịu tải cọc hỗn hợp (cọc đất xi măng sử dụng lõi cứng PHC bằng cọc ống BTCT đúc ly tâm) trong đất yếu trên cơ sở thí nghiệm hiện trường và tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

·          Nghiên cứu nâng sức chịu tải của cọc ĐXM bằng công nghệ thi công lõi cứng theo phương pháp thi công cọc vít.

·          Tận dụng khả năng thi công cọc ĐXM hiện có của các nhà thầu Việt nam để thi công cọc hỗn hợp.

·          Sử dụng lõi cứng bằng cọc ống bê tông ly tâm ứng lực trước hoàn toàn do thị trường trong nước cung ứng.

·          Tạo nên một công nghệ thi công móng cọc thân thiện môi trường và phù hợp với các yêu cầu của thi công trong điều kiện đô thị hay mật độ giao thông cao.

·          Công nghệ có tính kinh tế kỹ thuật hợp lý nhờ sức chịu tải cao, giá thành hợp lý hơn so với các giải pháp móng cọc khác trong điều kiện hạn chế nhất định.  

·          Phạm vi ứng dụng rộng trong xây dựng công trình nói chung cũng như xây dựng công trình giao thông nói riêng.

 Ngày 6/3/2018 Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, dưới sự chủ trì của Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thêm đã tổ chức Hội thảo đề tài trên do ThS Nguyễn Đức Hậu làm chủ nhiệm.

Tại Hội thảo, chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung nghiên cứu gồm:

·          Tổng quan về tình hình nghiên cứu cọc hỗn hợp sử dụng lõi cứng PHC trên thế giới và trong nước

·          Nghiên cứu công nghệ thi công cọc hỗn hợp sử dụng lõi cứng PHC tại việt nam              

·          Nghiên cứu thử nghiệm cọc hỗn hợp sử dụng lõi cứng PHC tại hiện trường

·          Nghiên cứu sự làm việc của cọc hỗn hợp bằng phương pháp phần tử hữu hạn

·          Nghiên cứu phương pháp tính sức chịu tải của cọc hỗn hợp sử dụng lõi cứng PHC

·          Kết luận

 Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, qua đó chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

 

Một số hình ảnh Hội thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây