Tại cuộc họp, đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã làm rõ thêm một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau như tên gọi của Thông tư, kết cấu của Thông tư, các quy định về biển báo hiệu đường bộ trên đường GTNT, các nội dung quy định với các công trình đặc biệt trên đường GTNT như bến phà đường bộ, đường ngầm, hầm đường bộ (công trình đặc biệt trên đường GTNT), công tác tuần tra trên đường GTNT, sử dụng quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT và điều chỉnh quy trình trong thời gian vận hành khai thác công trình, tiếp nhận đường GTNT hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác, xác định phạm vi quản lý, bảo vệ đường GTNT, trách nhiệm của UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã) trong quản lý, vận hành, khai thác đường GTNT...
Sau khi nghe một số ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu ban soạn thảo cần xem xét, làm rõ phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Thông tư, đặc biệt là làm rõ định nghĩa về đường giao thông nông thôn trên cơ sở ý kiến của đại diện KHCN GTVT và Viện Chiến lược và phát triển GTVT đã trình bày tại cuộc họp. Đối với quy định về biển báo hiệu đường bộ trên đường GTNT, Thứ trưởng nhất trí quy định kích thước biển báo trên các đường nông thôn có vận tốc khai thác nhỏ hơn 15km/h, bằng 0,7 -1 lần kích thước quy định tại Quy chuẩn QCVN41: 2012/BGTVT nhưng phải quy định rõ việc thống nhất một kích thước biển báo trên cùng một tuyến đường GTNT, tránh trường hợp trên cùng một tuyến đường có nhiều loại biển báo có kích thước to nhỏ khác nhau. Ngoài ra, ban soạn thảo cần quy định chi tiết trách nhiệm, mức độ quản lý đường GTNT, việc vận hành, tổ chức giao thông trên các tuyến đường GTNT.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện