Mục tiêu của Đề án nhằm góp phần giảm TNGT đường bộ một cách bền vững; bảo đảm giao thông luôn an toàn, thông suốt trên hệ thống quốc lộ, đường bộ cao tốc và trên cả hệ thống đường địa phương, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vận tải và đi lại của người dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; đồng thời phát triển bền vững công tác thẩm định ATGT đường bộ ở Việt Nam.
Hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc sẽ được tăng cường công tác thẩm định ATGT
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bố cục và nội dung chủ yếu của dự thảo Đề án gồm 5 phần chính, bao gồm các nội dung: sự cần thiết, căn cứ, mục đích, quá trình nghiên cứu, xây dựng, phạm vi Đề án; hiện trạng mạng lưới đường bộ, tình hình TNGT đường, khái niệm và sự cần thiết của thẩm định ATGT đường bộ; thực trạng công tác thẩm định ATGT đường bộ tăng cường thực hiện công tác thẩm định ATGT đường bộ; tổ chức thực hiện và một số vấn đề liên quan.
Về giải pháp tăng cường thực hiện thẩm định ATGT đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ tập trung vào 3 giải pháp chính; trong đó tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và công tác chỉ đạo điều hành; đào tạo Thẩm định viên ATGT đường bộ; lập kế hoạch, bố trí vốn thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT.
Cho ý kiến góp ý dự thảo Đề án, các cơ quan, đơn vị đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng Đề án, đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với bố cục và nội dung của Đề án; tuy nhiên, việc thẩm tra, thẩm định ATGT giai đoạn thiết kế liên quan chặt chẽ và là cơ sở để thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế; do đó cần nhiên cứu phân cấp thực hiện công tác thẩm tra ATGT các dự án cho phù hợp, tránh chồng chéo ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Theo Đề án, đến hết năm 2016, tất cả các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác
phải được thực hiện thẩm định ATGT ít nhất 1 lần, tính từ khi bắt đầu thực hiện dự án
Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh Đề án thể hiện sự “tăng cường” công tác thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc, theo đó tăng cường quản lý nhà nước và tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, gắn vai trò, trách nhiệm cá nhân của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị trong tổ chức thực hiện thẩm định ATGT nhằm giảm thiểu TNGT đường bộ
Thứ trưởng yêu cầu hai lĩnh vực chính trong Đề án là hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc phải phân tích sâu hơn, rõ ràng hơn, để nhìn nhận, đánh giá; trong lĩnh vực đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp, phải nêu rõ, thể hiện bước nào trong công tác bảo đảm ATGT, tất cả những nội dung từ bước chuẩn bị, chủ trương đầu tư, cho đến bước quy hoạch, lập dự án đều nhằm mục đích ATGT.
Về công tác thẩm tra, thẩm định, Thứ trưởng yêu cầu phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện; xây dựng các tiêu chí rõ ràng, cụ thể ở từng bước dự án, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; phải tăng cường việc giám sát thực hiện sau khi hoàn thành thẩm tra, thẩm định ATGT…
Về tiến độ, Thứ trưởng giao Vụ ATGT phối hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung nội dung hoàn thiện Đề án trước ngày 24/11, để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện