Tập trung nguồn lực phát triển cao tốc kết nối Tây Nguyên

Thứ năm - 21/09/2023 13:00. Xem: 273
 Sáng 20/9, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất.

 Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, lãnh đạo, đại diện một số ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên, gồm: Lâm Đồng, Đắc Lắk, Đắc Nông, Kon Tum và Gia Lai.

Phó Thủ tướng cho biết Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên được thành lập để cùng các địa phương xây dựng cơ chế đủ mạnh và hiệu quả nhằm bảo vệ bình yên, thúc đẩy sự phát triển của vùng Tây Nguyên. Trước mắt, cần tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ: kết nối giao thông nội vùng và giữa vùng với khu vực phụ cận như TP.HCM, ven biển miền Trung; phối hợp thu hút đầu tư. Trong đó, phải hết sức lưu ý khả năng đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư vì sự phát triển chung cả khu vực...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng gợi ý có thể cùng góp vốn đầu tư chung các tuyến đường

liên kết giữa các địa phương theo hướng địa phương nào mạnh hơn

về nguồn lực đóng góp nhiều hơn

Đối với nhiệm vụ kết nối giao thông, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu cần tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng kết nối Tây Nguyên, trong đó ưu tiên đầu tư cao tốc. Trong bối cảnh hiện nay, cần có sự huy động vốn của Trung ương, địa phương và nhà đầu tư. 

Về các tuyến đường liên kết vùng, Phó Thủ tướng gợi ý tỉnh khu vực Tây Nguyên có thể cùng góp vốn đầu tư theo hướng địa phương nào mạnh hơn về nguồn lực đóng góp nhiều hơn; hoặc tham khảo kinh nghiệm của các địa phương khác, trong đó có Hải Phòng về thực hiện các dự án hạ tầng kết nối với các địa phương lân cận.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên và kế hoạch hoạt động trong các tháng cuối năm 2023 để lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù để các tỉnh Tây Nguyên đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

Trong phần thảo luận, đa số lãnh đạo các tỉnh ở Tây Nguyên mong muốn Chính phủ ưu tiên phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông, như tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương; nghiên cứu đầu tư các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa); mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột…

Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối - trình bày báo cáo về một số nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên và kế hoạch hoạt động của Hội đồng điều phối những tháng cuối năm 2023.

Tham dự Hội nghị, các địa phương phản ánh nút thắt lớn nhất của vùng là kết nối giao thông nội vùng và giữa vùng với các địa phương, khiến Tây Nguyên vẫn đang phát triển dưới tiềm năng.

Tập trung nguồn lực phát triển cao tốc kết nối Tây Nguyên - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị.

Phản hồi ý kiến của địa phương, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5 quy hoạch ngành, đề nghị các tỉnh sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh, làm căn cứ để triển khai các dự án đầu tư.

Với tầm quan trọng của Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải xây dựng 8 tuyến giao thông tại vùng Tây Nguyên đến cuối năm 2030 với tổng chiều dài hơn 800km, trong đó có 4 tuyến phải hoàn thành trước 2025. Đây là nhiệm vụ nặng nề, vì thế Bộ trưởng đề nghị các tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch Đầu tư xây dựng danh mục các dự án ưu tiên tập trung triển khai.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự ra đời của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên nhằm cùng các địa phương xây dựng cơ chế đủ mạnh và hiệu quả để bảo vệ bình yên và thúc đẩy sự phát triển của cả vùng Tây Nguyên.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên - Ảnh 4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long
phát biểu tại Hội nghị 

Theo Phó Thủ tướng, trước mắt, cần tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ: (i) Kết nối giao thông nội vùng và giữa vùng với khu vực phụ cận như TPHCM, ven biển miền Trung; (ii) phối hợp thu hút đầu tư chung, thay vì riêng lẻ, trong đó phải hết sức lưu ý nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào ngành nghề nào ở địa bàn và khả năng đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư vì sự phát triển chung cả khu vực; (iii) cố gắng tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, tăng cường liên kết vùng nguyên liệu; (iv) thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với nhiệm vụ kết nối giao thông, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, cần có sự huy động vốn của Trung ương, địa phương và cả nhà đầu tư.

Với các tuyến đường liên kết giữa các địa phương, Phó Thủ tướng gợi ý các địa phương có thể cùng góp vốn đầu tư chung theo hướng địa phương nào mạnh hơn về nguồn lực đóng góp nhiều hơn; hoặc tham khảo kinh nghiệm của các địa phương khác, trong đó có Hải Phòng trong thực hiện các dự án hạ tầng kết nối với các địa phương lân cận.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương trong vùng nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tỉnh, trong đó có lồng ghép nội dung chống biến đổi khí hậu.

Về những vướng mắc liên quan đến rừng, Phó Thủ tướng cho biết tới đây sẽ sửa Luật Lâm nghiệp theo hướng phân cấp, phân quyền cho địa phương; quản lý chặt chẽ thực trạng rừng; tăng mức khoán bảo vệ rừng để bà còn yên tâm hơn.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho chuyển đổi số; chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị thảo luận về cơ chế cho vùng dự kiến diễn ra trong tháng 10/2023./.

Nguồn: mt.gov.vn

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây