Giai đoạn đầu của dự án có giá trị hợp đồng lên đến 200 triệu Đô la (Mỹ) và sẽ thực hiện trong vòng 2 năm, bao gồm việc xây dựng cây cầu Palmerah dài 800m ở eo biển Larantuka, East Flores và một nhà máy điện thủy triều có công suất lắp đặt từ 18MW đến 23MW, cung cấp năng lượng cho hơn 100.000 người.
Sau giai đoạn đầu, dự án sẽ được mở rộng và hoàn thành nhà máy điện đến công suất từ 90 MW đến 115 MW để phục vụ cho hơn nửa triệu người. Tổng thời gian của dự án là 4 năm và giá trị hợp đồng lên đến 550 triệu USD.
Mục đích của dự án là đóng góp vào sự phát triển của miền đông Indonesia và cải thiện cơ sở hạ tầng nối liền các hòn đảo. Ngoài ra, dự kiến sẽ có tác động trực tiếp đến thủy sản và nông nghiệp trong khu vực, kích thích du lịch và cải thiện tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khoẻ về lâu dài. Dòng chảy trong khu vực quy hoạch, eo biển Larantuka, được xem là phù hợp nhất cho việc tạo ra năng lượng thuỷ triều, làm cho người dân địa phương có thể hưởng lợi từ cây cầu theo nhiều cách.
Ông Eric van den Eijnden, CEO của Tidal Bridge, cho biết: "Chúng tôi tự hào sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện cầu phao với nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới và có thể nâng cao mức sống cho người dân bằng dự án này”.
Dự án bắt đầu ngay sau khi ký kết thỏa thuận vào tháng 4 /2016. Đây là dự án đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng hợp tác Hà Lan - Inđônêxia trong lĩnh vực nước.
Cầu phao và nhà máy điện thủy triều đang được thiết kế và xây dựng bởi Công ty Tidal Bridge, giai đoạn thiết kế và xây dựng đầu tiên sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.
Trần Mạnh Khải
Nguồn: Bridgeweb
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện