Tham dự cuộc họp có PGS. TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ Bộ GTVT, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cùng các thành viên Hội đồng theo quyết định của Bộ trưởng và nhóm nghiên cứu.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan về hiện tượng trượt nông và việc ứng dụng thiết bị máng mô phỏng trượt đất.
- Nghiên cứu cấu tạo của thiết bị máng mô phỏng trượt đất và hệ thống thiết bị quan trắc trượt đất cho máng trượt.
- Nghiên cứu điều kiện địa chất, điều kiện mưa tại một số các tuyến đường giao thông khu vực miền núi Việt Nam
- Nghiên cứu mô phỏng trượt đất nông bằng thí nghiệm máng với các điều kiện mưa khác nhau
- Nghiên cứu, phân tích kết quả thí nghiệm máng mô phỏng trượt đất nông
- Đề xuất phương pháp dự báo khả năng trượt đất nông với các khu vực có điều kiện địa chất và lượng mưa tương tự.
Đề tài đã sử dụng mô hình máng trượt đặt tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT để mô phỏng hiện tượng trượt đất nông. Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích số liệu địa hình, địa chất, mưa của một số khu vực dọc một số tuyến đường giao thông khu vực miền núi Việt Nam, đề tài đã phân loại, tổng hợp các điểm trượt đất dọc các tuyến quốc lộ tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai và Kon Tum, từ đó lựa chọn vị trí lựa chọn một điểm trượt tại Đường vào Cảng Cái Lân, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh để lấy mẫu mang về phòng thí nghiệm máng mô phỏng trượt đất. Các thí nghiệm trong phòng đã được thực hiện nhằm phân tích các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất đá, đặc biệt là thí nghiệm thấm. Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới và thu thập số liệu mưa tại điểm trượt tại Quảng Ninh xảy ra vào ngày 28/7/2015, đề tài đã lựa chọn 3 điều kiện mưa khác nhau để tiến hành thí nghiệm và so sánh: Trường hợp 1 với lượng mưa 50mm/h, trường hợp 2 với lượng mưa 100mm/h, trường hợp 3 với lượng mưa lớn nhất tại điểm nghiên cứu là 75mm/h.
Phân tích các kết quả quan trắc từ thí nghiệm mô phỏng trượt đất bao gồm: lượng mưa, sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng, dịch chuyển bề mặt, dịch chuyển toàn khối. Đề tài đưa ra tương quan giữa lượng mưa, thời gian mưa và tốc độ dịch chuyển của khối trượt. Đồng thời tiến hành mô phỏng hiện tượng trượt đất trên hai phần mềm Geostudio và phần mềm LS đến RAPID cùng có điều kiện như thí nghiệm mô phỏng trên máng trượt. Phần mềm Geostudio có thể mô phỏng quá trình thấm trong đất do mưa gây ra và từ đó tính toán thay đổi hệ số ổn định mái dốc theo thời gian và lượng mưa. Phần mềm LS đến RAPID có thể tính toán được sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng theo lượng mưa và từ đó tính toán tính ổn định và độ dịch chuyển của sườn dốc. So sánh kết quả mô phỏng bằng phần mềm với kết quả mô phòng bằng máng. Đề tài đề xuất dự báo khả năng trượt đất với các điểm trượt đất có điều kiện địa chất và mưa tương tự. Trên cơ sở so sánh kết quả mô phỏng bằng phần mềm và bằng thiết bị máng trượt, nhóm nghiên cứu tiến hành hiệu chỉnh các thông số đầu vào của phần mềm và tiến hành phân tích ổn định mái dốc với các góc dốc khác nhau. Từ đó đưa ra khuyến cáo độ dốc thiết kế mái taluy để ngăn ngừa mặt trượt nông.
Sản phẩm của đề tài gồm:
Báo cáo tổng kết KHCN đề tài.
Báo cáo tóm tắt đề tài.
01 bài báo đăng trong tuyển tập Hội thảo Việt Nhật về trượt đất tại Trường đại học Xây dựng Hà Nội tháng 5-2017, 01 bài báo đăng trên tạp chí Địa kỹ thuật số 2-2017.
Báo cáo chuyên đề - Dự thảo “Phương pháp dự báo khả năng trượt đất nông do mưa dựa trên thí nghiệm máng mô phỏng trượt đất”.
Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, trên cơ sở đề cương nhiệm vụ đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Hội đồng đánh giá cấp Bộ thống nhất nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài.
Theo yêu cầu của Hội đồng, chủ nhiệm đề tài tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện theo các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện thủ tục trình Bộ theo quy định.
Mô hình máng trượt được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của Viện KH&CN GTVT.
Nhóm thực hiện đề tài đi khảo sát và lấy mẫu tại hiện trường
Hình ảnh cuộc họp
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện