Hội thảo đề tài cấp bộ năm 2017 “Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu sóng chấn động đến hầm hiện hữu bên cạnh khi thi công hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn”

Thứ ba - 31/10/2017 13:00. Xem: 169
Hiện nay, các dự án hầm Hải Vân, hầm đường bộ qua Đèo Ngang, hầm Phú Gia Phước Tượng đang có mật độ xe qua lại ngày càng tăng nhanh, do vậy Bộ Giao giao thông vận tải đã có chủ trương tiến hành đào mở rộng hầm lánh nạn hoặc xây mới bên cạnh nhằm đảm bảo lưu lượng xe qua hầm. Do khoảng cách giữa hai hầm nhỏ (trên dưới 30 mét) và tại những vị trí xây dựng hầm mới đào qua đá phải tiến hành bằng phương pháp khoan nổ mìn, dẫn đến ảnh hưởng của sóng nổ đến tính ổn định của đường hầm và sẽ gây ra mất ổn định kết cấu chống giữ của đường hầm chính. 

Tại Việt Nam, khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến các công trình xung quanh được qui định rất rõ theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BCT, tuy nhiên việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như: loại thuốc nổ, phương tiện nổ, phương pháp điều khiển nổ, điều kiện địa chất khu vực nổ v.v… để giảm thiểu cường độ sóng chấn động đến các công trình hầm hiện hữu bên cạnh cũng chưa được đề cập đến, chủ yếu là điều chỉnh lượng thuốc nổ hợp lý theo kinh nghiệm thực tế. Từ những nhận định trên cho thấy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của sóng chấn động nổ mìn đến đường hầm hiện hữu lân cận khi thi công đường hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn ở Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy Bộ GTVT đã cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu sóng chấn động đến hầm hiện hữu bên cạnh khi thi công hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn”.

 Ngày 31/10/2017, Viện Khoa học và công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu sóng chấn động đến hầm hiện hữu bên cạnh khi thi công hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn” mã số DT174047 do TS. Nguyễn Quang Huy làm chủ nhiệm đề tài.

 Mục tiêu của đề tài là đưa ra giải pháp nổ mìn để giảm thiểu cường độ sóng chấn động và đảm bảo an toàn cho công trình hầm hiện hữu bên cạnh.

 Tham dự Hội thảo có TS. Đỗ Hữu Thắng  chủ trì, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học và nhóm nghiên cứu.

 

 Tại Hội thảo, chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt các nội dung sau: 

  • Tổng quan hiện trạng và công nghệ thi công công trình ngầm bằng phương pháp nổ mìn.
  • Nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của sóng chấn dộng do khoan nổ mìn khi thi công công trình ngầm.
  • Nghiên cứu mô hình số đánh giá ảnh hưởng của sóng chấn động nổ mìn đến kết cấu công trình lân cận.
  • Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu sóng chấn động đến hầm hiện hữu bên cạnh khi thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn.
  • Kết luận và kiến nghị.
  • Dự thảo chỉ dẫn lựa chọn biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến hầm lân cận khi thi công công trình ngầm bằng phương pháp khoan nổ mìn.

 Thông qua hội thảo, chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đã tiếp thu được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý để tiếp tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu của đề tài.

 

 Một số hình ảnh Hội thảo

 

 

 

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây