Họp Hội đồng khoa học công nghệ Bộ đánh giá nghiệm thu đề tài cấp bộ năm 2017 “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về đối tác công tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở Việt Nam hiện nay”

Chủ nhật - 24/12/2017 12:00. Xem: 131
Ngày 22/12/2017 Bộ Giao thông vận tải GTVT đã tổ chức Họp Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ đánh giá  nghiệm thu đề tài cấp Bộ năm 2017: “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về đối tác công tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở Việt Nam hiện nay”, mã số: DT164063 do ThS. Đinh Văn Tuấn làm chủ nhiệm đề tài.

 Cuộc họp do PGS.TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ Bộ GTVT, cùng các thành viên Hội đồng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT; TS Nguyễn Quang Tuấn, phó Viện trưởng Viện KH&CN đại diện đơn vị thực hiện đề tài và nhóm nghiên cứu.

 Hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông rất lớn và ngày càng tăng theo sự phát triển cơ học của dân số và nền kinh tế. Tuy nhiên, khả năng cân đối của ngân sách còn hạn chế do phải đảm đương quá nhiều mục tiêu cùng lúc. Hơn nữa, bước vào ngưỡng cửa của nước thu nhập trung bình cũng khiến việc tiếp cận vốn ODA trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.

 Trong bối cảnh đó, để có thể xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 với quan điểm “huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội” và đề ra giải pháp “hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT... Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

 Việc mở ra cơ chế hợp tác đầu tư theo hình thức đối tác công- tư  (PPP) đã trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở nước ta.

Ngoài kết quả đạt được như hệ thống đường sá, cầu cống, cơ sở hạ tầng khác phát triển bằng nguồn vốn xã hội hóa thì vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi cần phải được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về đối tác công tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư với người dân, doanh nghiệp, góp phần thu hút nguồn vốn vào các lĩnh vực khác nhau để phát triển kinh tế của đất nước.

 Mục tiêu của đề tài: nghiên cứu, đánh giá thực trạng thể chế pháp lý về đối tác công tư và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về đối tác công tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu phát triển, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, tăng cường hiệu quả và sự rõ ràng, minh bạch của thể chế pháp lý về PPP, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT.

 Tại cuộc họp, chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung:

·         Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT 

·         Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế thực thi mô hình PPP

·         Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thể chế pháp lý về PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở Việt Nam

·         Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ở Việt Nam

 Sản phẩm của đề tài là Báo cáo khoa học có thể làm tài liệu để các đơn vị chức năng trong ngành GTVT xem xét kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi để hoàn thiện thể chế pháp lý PPP.

 Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ đánh giá kết quả nghiên cứu đạt loại A, yêu cầu chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa và bổ sung các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu, trình Bộ theo quy định.

  Một số hình ảnh cuộc họp

 

 

 

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây