Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2014 “Hướng dẫn giám sát thi công sơn trên nền bê tông”, mã số: TC1425

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2014 “Hướng dẫn giám sát thi công sơn trên nền bê tông”, mã số: TC1425

  •   01/12/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 127
Những công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép ở nước ta sau một thời gian khai thác đã bị ăn mòn và phá hoại trong các môi trường có tính chất ăn mòn. Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp chống ăn mòn và hạn chế sự ăn mòn của các kết cấu bê tông và BTCT. Quan điểm chung về chống ăn mòn cho kết cấu bê tông và BTCT là bảo vệ bê tông, lấy bê tông bảo vệ cốt thép. Trên thế giới sử dụng nhiều biện pháp bảo vệ BTCT, trong đó sơn chống ăm mòn, phủ mặt ngoài bảo vệ kết cấu được sử dụng tương đối rộng rãi.
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2014 “Phương pháp xác định độ chịu mài mòn của lớp phủ hữu cơ bằng thiết bị Taber (ASTM D4060)”, mã số: TC1424

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2014 “Phương pháp xác định độ chịu mài mòn của lớp phủ hữu cơ bằng thiết bị Taber (ASTM D4060)”, mã số: TC1424

  •   01/12/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 134
Mài mòn là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng đối với các lớp phủ hữu cơ nói chung và lớp phủ sơn nói riêng. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp xác định độ mài mòn (JIS, ISO, ASTM…). Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định chịu mài mòn của lớp phủ hữu cơ. 
Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Bê tông đầm lăn trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu”, mã số: TC1446

Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Bê tông đầm lăn trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu”, mã số: TC1446

  •   30/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 153
Sử dụng bê tông đầm lăn (RCC) là một bước phát triển đột phá trong công nghệ xây dựng.  Với những ưu điểm vượt trội của bê tông đầm lăn là lượng dùng xi măng thấp, tỷ lệ nước / chất kết dính thấp, lượng nước chỉ vừa đủ cho sự thủy hóa của xi măng, điều này đã góp phần làm giảm thiểu khả năng nứt do nhiệt sinh ra trong quá trình thủy hóa xi măng và nứt do co ngót của bê tông. Do tốc độ thi công RCC nhanh, nhất là đối với nơi có mặt bằng thi công rộng, khối lượng bê tông lớn tạo ra giá thành công trình giảm, đạt hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam đã trở thành cường quốc về thi công RCC nhưng vẫn chưa có đồng bộ các Tiêu chuẩn Quốc gia về bê tông đầm lăn (tiêu chuẩn về kỹ thuật, thiết kế, thi công, và nghiệm thu). Chính vì vậy, mỗi công trình thi công đập RCC lại áp dụng một tiêu chuẩn riêng rẽ, không đồng bộ hoặc một công trình có thể dùng nhiều tiêu chuẩn, dẫn đến khó so sánh. Từ thực tế trên, Bộ GTVT giao cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nhiệm vụ biên soạnTiêu chuẩn năm 2014 “Bê tông đầm lăn trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu”, mã số: TC1446 do PGS.TS. Nguyễn Hữu Trí làm chủ trì biên soạn. 
Tiếp và làm việc với Công ty SEJONG E&C	(Hàn Quốc)

Tiếp và làm việc với Công ty SEJONG E&C (Hàn Quốc)

  •   30/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 143
Nối tiếp nội dung trao đổi hợp tác giữa Công ty SEJONG E&C (Hàn Quốc) và Viện Khoa học và Công nghệ GTVT trong thời gian qua, ngày 27/11/2014, Viện đã tiếp và làm việc Công ty SEJONG E&C theo nguyện vọng từ phía Công ty.  
Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Bê tông đầm lăn trong kết cấu áo đường ô tô – Yêu cầu thiết kế”, mã số: TC1445

Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Bê tông đầm lăn trong kết cấu áo đường ô tô – Yêu cầu thiết kế”, mã số: TC1445

  •   27/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 133
Bê tông đầm lăn không có độ sụt và ở trạng thái cứng rắn nên khi vận chuyển, san đổ và đầm chặt dùng các thiết bị như thi công đất đá. Hiện nay, bê tông đầm lăn đang được phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Lựa chọn thành phần của hỗn hợp bê tông đầm lăn là bước rất quan trọng để có được loại bê tông đảm bảo độ bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy, yêu cầu thiết kế tối ưu thành phần bê tông đầm lăn là rất quan trọng. Từ thực tế trên, Bộ GTVT giao cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nhiệm vụ biên soạn Tiêu chuẩn năm 2014 “Bê tông đầm lăn trong kết cấu áo đường ô tô – Yêu cầu thiết kế”, mã số: TC1445 do ThS. Nguyễn Như Hạnh làm chủ trì biên soạn. 
Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Giếng cát – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”, mã số: TC1444

Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Giếng cát – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”, mã số: TC1444

  •   26/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 164
Đất yếu là loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên. Khi thi công các công trình xây dựng gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà ngư­ời ta dùng nhiều phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình th­ường cho công trình trong đó có sử dụng phương pháp giếng cát. Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Từ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đăng ký và được Bộ GTVT giao nhiệm vụ xây dựng Tiêu chuẩn năm 2014 “Giếng cát – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”, mã số: TC1444 do ThS. Trần Ngọc Huy làm chủ trì biên soạn. 
Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Mặt đường bê tông xi măng – Phương pháp thử nghiệm vật liệu  chèn khe dạng tấm”, mã số: TC1426

Hội thảo Tiêu chuẩn năm 2014 “Mặt đường bê tông xi măng – Phương pháp thử nghiệm vật liệu chèn khe dạng tấm”, mã số: TC1426

  •   25/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 149
Các công trình bê tông xi măng (BTXM) ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến. Bộ GTVT đã ban hành các quy định kỹ thuật tạm thời về thiết kế, thi công nghiệm thu mặt đường BTXM, trong đó có yêu cầu về vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (phương pháp thử theo AASHTO T42). Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về việc kiểm soát chất lượng trong công tác thiết kế, thi công nghiệm thu vật liệu chèn khe giãn dạng tấm. Từ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đăng ký và được Bộ GTVT giao nhiệm vụ xây dựng Tiêu chuẩn năm 2014 “Mặt đường bê tông xi măng – Phương pháp thử nghiệm vật liệu chèn khe dạng tấm”, mã số: TC1426 do ThS. Bùi Ngọc Hưng làm chủ trì biên soạn. 
Tìm giải pháp tăng khả năng bám dính nhựa đường

Tìm giải pháp tăng khả năng bám dính nhựa đường

  •   25/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 182
Sáng ngày 24/11, tại Đà Nẵng, gần trăm chuyên gia, nhà quản lý, đơn vị thi công tham dự Hội thảo “Tăng khả năng dính bám ổn định nhiệt cho kết dính nhựa đường”.
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài năm 2014 “Nghiên cứu ứng dụng kết cấu đê bán nguyệt trong xây dựng công trình chỉnh trị cửa sông ở Việt Nam”, mã số: DT144003

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài năm 2014 “Nghiên cứu ứng dụng kết cấu đê bán nguyệt trong xây dựng công trình chỉnh trị cửa sông ở Việt Nam”, mã số: DT144003

  •   23/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 143
 Cửa sông là nơi có sự trao đổi giữa dòng nước ngọt từ sông đổ ra và dòng nước mặn từ biển chảy vào. Việt Nam có hơn 130 cửa sông dọc theo 3260 km bờ biển và có hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mêkông. Sự đa dạng của cửa sông ở nước ta đã đem lại cho các nhà nghiên cứu về cửa sông nhiều vấn đề. Xói lở bờ vùng cửa sông là một quy luật tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven cửa sông thậm chí có thể huỷ hoại một khu dân cư, đô thị…
Tổ chức gặp mặt các thầy cô tham gia hoạt động đào tạo của Viện  nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổ chức gặp mặt các thầy cô tham gia hoạt động đào tạo của Viện nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

  •   23/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 159
 Ngày 19/11/2014, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức buổi gặp mặt các thầy cô giáo, các cán bộ công chức, viên chức đang làm công tác giáo dục và đào tạo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tiếp và làm việc với Tập đoàn SE (Nhật Bản) về xử lý sụt trượt bằng công nghệ neo đất

Tiếp và làm việc với Tập đoàn SE (Nhật Bản) về xử lý sụt trượt bằng công nghệ neo đất

  •   21/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 353
 Ngày 19/11/2014, tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải đã tiếp và làm việc với Tập đoàn SE (Nhật Bản).  
Hội đồng đánh giá luận án Tiến sỹ cấp cơ sở Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kết cấu để cải thiện độ êm thuận cho đoạn đường dẫn vào cầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”

Hội đồng đánh giá luận án Tiến sỹ cấp cơ sở Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kết cấu để cải thiện độ êm thuận cho đoạn đường dẫn vào cầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”

  •   16/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 162
Ngày 12/11/2014, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sỹ cấp cơ sở của NCS Pham Quốc Bảo, với Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kết cấu để cải thiện độ êm thuận cho đoạn đường dẫn vào cầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Thành phần tham dự gồm có các thành viên của Hội đồng và có sự tham dự của đông đảo các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh của các Trường Đại học GTVT, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và các cơ sở đào tạo khác.
Bế giảng khóa tập huấn  “Tư vấn giám sát và quan trắc môi trường trong quá trình triển khai các dự án  phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”

Bế giảng khóa tập huấn “Tư vấn giám sát và quan trắc môi trường trong quá trình triển khai các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”

  •   16/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 354
Từ ngày 12/11/2014 đến ngày 14/11/2014 tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT đã tổ chức khóa tập huấn “Tư vấn giám sát và quan trắc môi trường trong quá trình triển khai các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”.  
Họp Hội đồng đánh giá cơ sở đề án môi trường  “Xử lý, tái sử dụng chất rắn trong xây dựng công trình giao thông đường bộ”,  mã số: MT103005

Họp Hội đồng đánh giá cơ sở đề án môi trường “Xử lý, tái sử dụng chất rắn trong xây dựng công trình giao thông đường bộ”, mã số: MT103005

  •   11/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 150
Hiện nay chất thải rắn trong xây dựng công trình giao thông đường bộ là vấn đề hết sức bức thiết trong công tác xây dựng, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đường bộ. Chất thải rắn trong xây dựng công trình giao thông đường bộ cũng như các chất thải khác gây ô nhiễm môi trường sống, cản trở giao thông, gây tai nạn giao thông, gây ra các bệnh tật cho người tham gia giao thông. Nếu không được tận dụng, xử lý tái sử dụng thì chất thải sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn, hoặc sẽ cần nhiều chi phí để chôn lấp. Quản lý, xử lý tái sử dụng chất thải rắn trong xây dựng công trình giao thông đường bộ tại các nước phát triển như: Mỹ, Bỉ, Singapore, Nhật Bản... đã và đang áp dụng thành công tạo ra được môi trường trong sạch, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia và tạo điều kiện thực thi các luật về môi trường, tài nguyên, giao thông vận tải. Tại Việt Nam hiện nay lượng chất thải từ sinh hoạt và các ngành công nghiệp, nông nghiệp đang là gánh nặng đè lên môi trường sống. Do đó việc xử lý, tái sử dụng chất thải rắn trong sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp đã được được quan tâm từ người dân, các nhà khoa học và từ Chính phủ.  
Hội thảo khoa học góp ý đề tài cấp Bộ năm 2013-2014 “Nghiên cứu lựa chọn và thiết kế chế tạo thiết bị gia cố nền đất yếu bằng công nghệ cọc cát đầm sâu trong xây dựng cơ sở hạ tầng”, mã số: DT133020

Hội thảo khoa học góp ý đề tài cấp Bộ năm 2013-2014 “Nghiên cứu lựa chọn và thiết kế chế tạo thiết bị gia cố nền đất yếu bằng công nghệ cọc cát đầm sâu trong xây dựng cơ sở hạ tầng”, mã số: DT133020

  •   11/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 145
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, vì vậy không thể xây dựng các công trình trên đó. Gia cố hoặc xử lý nền, móng là những việc không thể thiếu đối với các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Để xử lý nền đất yếu khi xây dựng cơ sở hạ tầng, người ta phải áp dụng các phương pháp để tăng sức chịu tải của đất và cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu. Phương pháp cọc cát đầm sâu là một những phương pháp hiệu quả trong việc chống trượt và gia tăng tốc độ cố kết của đất nền, giảm thời gian thi công, đặc biệt khi xử lý nền móng của các hầm chui. Phương pháp này có chi phí xây dựng thấp hơn so với các phương pháp xử lý nền đất yếu khác như cọc xi măng hoặc sàn giảm tải. Hiện nay, công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Hội thảo khoa học góp ý đề tài cấp Bộ năm 2013-2014 “Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun vữa phục vụ thi công đường hầm, mái dốc”,  mã số: DT133021

Hội thảo khoa học góp ý đề tài cấp Bộ năm 2013-2014 “Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun vữa phục vụ thi công đường hầm, mái dốc”, mã số: DT133021

  •   11/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 493
Với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các thiết bị phun vữa bê tông đã ngày càng hoàn thiện, hiện đại hoá và được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Tuy phương pháp ổn định đường hầm, mái dốc phun phủ vữa bê tông có giá thành cao hơn một số phương pháp khác nhưng độ ổn định, tuổi thọ của kết cấu cao, do vậy phương pháp này ngày càng được áp dụng nhiều, các công trình quan trọng đã chỉ định bắt buộc sử dụng. 
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Bộ Tiêu chuẩn Cáp dự ứng lực bọc Epoxy năm 2014

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Bộ Tiêu chuẩn Cáp dự ứng lực bọc Epoxy năm 2014

  •   11/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 135
Cáp dự ứng lực bọc epoxy chống gỉ là vật liệu đang được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng CTGT. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải nhập của nước ngoài, rất khó kiểm soát chất lượng và đảm bảo tiến độ cung cấp.  
Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2014 “Thanh thép dự ứng lực – Phương pháp thử kéo đồng bộ”,  mã số: TC1421

Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Tiêu chuẩn năm 2014 “Thanh thép dự ứng lực – Phương pháp thử kéo đồng bộ”, mã số: TC1421

  •   10/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 151
Sản phẩm thanh thép cường độ cao đã có mặt ở Việt Nam và được sử dụng nhiều trong các dự án cầu tiêu biểu như cầu Vĩnh Tuy – Hà Nội, Rạch Miễu – Bến Tre, Tư Hiền – Huế, Cửa Việt – Quảng Trị, Dự án Sài Gòn – Trung Lương, cầu Cần Thơ, cầu Hang Tôm… Hiện nay nước ta chưa có tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc hệ thống thi công thanh thép dự ứng lực – phương pháp thử kéo đồng bộ.  
Hội thảo khoa học Tiêu chuẩn năm 2014 “Phương pháp xác định độ chịu mài mòn của màng phủ hữu cơ bằng thiết bị taber,           mã số: TC1424 và “Hướng dẫn giám sát thi công sơn trên nền bê tông”, mã số: TC1425

Hội thảo khoa học Tiêu chuẩn năm 2014 “Phương pháp xác định độ chịu mài mòn của màng phủ hữu cơ bằng thiết bị taber, mã số: TC1424 và “Hướng dẫn giám sát thi công sơn trên nền bê tông”, mã số: TC1425

  •   10/11/2014 12:00:00
  •   Đã xem: 165
Ngày 05/11/2014, tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo khoa học góp ý cho nội dung hai dự thảo Tiêu chuẩn năm 2014: 1. “Phương pháp xác định độ chịu mài mòn của màng phủ hữu cơ bằng thiết bị taber”, mã số: TC1424 do KS. Đào Minh Tuệ làm chủ trì biên soạn. 2. “Hướng dẫn giám sát thi công sơn trên nền bê tông”, mã số: TC1425 do KS. Nguyễn Xuân Vũ làm chủ trì biên soạn. 

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây